Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Triều Tiên sắp đại loạn?
Vụ ông Jang Song Thaek bị thanh trừng là một dấu hiệu về cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Triều Tiên. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sau vụ việc này, có thể chính trường Triều Tiên bước vào giai đoạn rối ren hết sức nguy hiểm.

 


Triều Tiên nổi tiếng là nơi nếu một người nói xấu về giới lãnh đạo thì người đó có thể bị đưa vào trại cải tạo suốt đời. Dù vậy, vụ xử tử tàn bạo và đột ngột ông Jang Song Thaek, chú rể và là người hậu thuẫn Kim Jong-un là điều rất bất thường.

 

Trước khi vụ xử tử được công bố, các nhà phân tích cho rằng ông Jang sẽ tiếp tục đóng vai trò “quan nhiếp chính” và là người đàn ông quyền lực thứ hai Triều Tiên, đứng sau lưng ủng hộ cháu trai Jong-un.

 

Nhưng nhận định đó đã sai.

 


Dư luận thế giới bàng hoàng trước việc Jang Song Thaek, người đàn ông quyền lực thứ hai ở Triều Tiên, bị xử tử.

 

Trong 2 vụ xử tử ông Jang và vụ thanh trừng Tướng Ri Yung-ho, Tướng cấp cao quân đội Triều Tiên hồi tháng 7/2012, có vẻ nhà lãnh đạo Kim đã tự mình hành động. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ thế lực nào đứng sau lưng nhà lãnh đạo này mặc dù có ý kiến cho rằng chính Tướng Choe Ryong-hae của quân đội Triều Tiên là người đứng đằng sau vụ xử tử ông Jang.

 

Nhà lãnh đầu tiên của Triều Tiên, Kim Nhật Thành, ưa thích Đảng hơn quân đội trong việc xây dựng sự sùng bái cá nhân đối với ông. Nhà lãnh đạo thứ hai, Kim Jong-il lại “chuộng” quân đội hơn Đảng. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo thứ ba Kim Jong-un ở độ tuổi 30 lại tránh xa cả hai lực lượng này và cả mạng lưới các “thân tín” như Jang và Ri. Đây là một chiến lược táo bạo nhưng cũng rất rủi ro.

 

Chúng ta chỉ có thể dò đoán về ý nghĩa của những sự kiện này. Vụ xử tử ông Jang có thể là biến cố của Triều Tiên mà dư luận chưa từng chứng kiến kể từ đầu những năm 1950 – khi đó nhà lãnh đạo non trẻ Kim Nhật Thành đã tiêu diệt tất cả những đối thủ của ông. Có thể Kim Jong-un đã đi theo cùng con đường đó của cha mình. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, những vụ việc vừa qua ở Triều Tiên cho thấy chính quyền Bình Nhưỡng đang chuyển theo hướng cứng rắn, lý tưởng ban đầu của Kim Jong-un, chứ không đi theo con đường cải cách và mở cửa, mà các nhà phân tích cho rằng ông Jang là đại diện.

 

Vụ thanh trừng ông Jang cũng là dấu hiệu của cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái ở Triều Tiên.

 

Hiện vẫn chưa rõ vụ xử tử ông Jang sẽ đưa Triều Tiên đi tới đâu. Giới phân tích cho rằng tình hình bà Kim Kyong-hui, cô của Jong-un và vợ của ông Jang, là “chìa khóa” quan trọng. Bà Kim trở thành “quan nhiếp chính” duy nhất của dòng họ Kim – lúc này, Kim Jong-un dần như phải tự đứng một mình.

 

Điều đó có nghĩa Kim Jong-un sẽ phải thận trọng hơn hoặc nhà lãnh đạo non trẻ này sẽ không còn được “người lớn” giám sát và chỉ bảo như trước đây nữa. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng sau vụ xử tử ông Jang, Triều Tiên sẽ không ổn định hơn mà có thể các biến cố mới sẽ nảy sinh từ vụ việc này.

 

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục im lặng về tình hình Triều Tiên vừa qua.

 

Rõ ràng ông Jang là “đồng minh” và là cầu nối Trung Quốc với Triều Tiên. Trên thực tế Bắc Kinh đã xa lánh nhà lãnh đạo Kim Jong-un kể từ khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hồi đầu năm và giới lãnh đạo Trung Quốc chỉ hợp tác kinh tế với Bình Nhưỡng thông qua ông Jang.

 

Sau biến cố vừa qua ở Triều Tiên, có thể Mỹ sẽ phải thuyết phục Trung Quốc không “thân” Triều Tiên nữa. Trung Quốc sẽ phải “kiềm chế” mong muốn gặp gỡ trực tiếp Kim Jong-un để bảo vệ lợi ích của nước này ở Triều Tiên. Cho tới nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn lặng lẽ hợp tác về cách lệnh cấm vận đối với Triều Tiên tới khi nào Bình Nhưỡng tuân thủ các thỏa thuận giảm trừ vũ khí hạt nhân.

 


Tướng quân đội Choe Ryong-hae (trái) được cho là người đứng đằng sau vụ xử tử ông Jang.

 

Chỉ có một điều có thể chắc chắn về Triều Tiên dưới thời Kim Jong-un là sự khó đoán trước. Trên thực tế, vào ngày ông Jang bị xử tử, Triều Tiên lại liên lạc với Hàn Quốc bàn về việc hợp tác ở Khu công nghiệp chung Kaesong. Trước đó vài ngày, Triều Tiên bất ngờ thả tự do một du khách Mỹ sau nhiều ngày giam giữ mà không đưa ra lời giải thích.

 

Vì vậy, dư luận thế giới sẽ còn phải chuẩn bị sẵn tinh thần trước những vụ “thót tim” từ Triều Tiên. Việc xử tử công khai các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ không phải là điều bất ngờ duy nhất về Bình Nhưỡng. Theo đó, vụ xử tử ông Jang không phải là bằng chứng cho thấy sự tự tin của Kim Jong-un mà là sự tuyệt vọng và chính trường Triều Tiên có vẻ bắt đầu tan rã. Những hành động khiêu khích từ Triều Tiên mà dư luận thường thấy sẽ trở nên “hiền lành” so với một quốc gia độc tài bất ổn và sở hữu vũ khí hạt nhân.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)
    Nga chuẩn bị đánh đông bắc, doanh nghiệp Kharkov tháo chạy sang phía Tây (25-04-2024)
    Tính toán 'không đi đâu mà thiệt' của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine (25-04-2024)
    Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine? (24-04-2024)
    Tình tiết mới vụ Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị bắt (24-04-2024)
    Lực lượng Nga đột kích làng Ocheretyne, phát hiện điều không ngờ (24-04-2024)
    Khí tài Mỹ bị chuyển về Moscow trong đêm, bộ trưởng Ukraine gay gắt (24-04-2024)
    Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo (24-04-2024)
    Nguy cơ xung đột trực tiếp Nga và phương Tây về Ukraine (24-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Thử thách lớn của Thủ tướng Thái xinh đẹp (23-12-2013)
    Trung Quốc thách thức tàu sân bay mạnh nhất của Mỹ (23-12-2013)
    Bốn yếu tố chi phối chiến lược "xoay trục" của Mỹ (23-12-2013)
    Raul Castro: Cuba muốn “quan hệ đàng hoàng” với Mỹ (22-12-2013)
    Myanmar: Doanh nghiệp Trung Quốc bị xua đuổi khắp nơi (22-12-2013)
    Vì sao Putin thả Khodorkovski? (21-12-2013)
    Trung Quốc lép vế trước Ấn Độ trong tranh chấp biên giới (21-12-2013)
    John Kerry và sứ mệnh Việt Nam (21-12-2013)
    Đông Bắc Á 2013: Năm của những bất ổn (20-12-2013)
    Putin: Nga phải bảo vệ “người anh em” Ukraine (20-12-2013)
    Mổ xẻ "cuộc cách mạng" bộ máy cầm quyền của Triều Tiên (20-12-2013)
    Putin: "Tôi ghen tị với Obama" (20-12-2013)
    Trốn chạy khỏi Triều Tiên – Nhiệm vụ bất khả thi (20-12-2013)
    Mỹ đang đổ thêm dầu vào “chảo lửa” Ukraine? (19-12-2013)
    Brazil “trừng phạt” Mỹ, trao hợp đồng mua máy bay cho Thụy Điển (19-12-2013)
    Thế "kẹt NSA" của Tổng thống Mỹ (19-12-2013)
    Công nghệ mật của Mỹ bị tuồn sang Trung Quốc (19-12-2013)
    Rộ tin đồn ông Kim Jong-un bị các tướng lĩnh khống chế (19-12-2013)
    Nga dùng 15 tỷ USD "níu chân" Ukraine không gia nhập EU (18-12-2013)
    Kim Jong-un: lãnh đạo “độc tài” nhất? (18-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152776115.